Mũ hổ Tục thờ hổ ở Trung Quốc

Đặc biệt, là tập tục dùng mũ đầu hổ để đội đầu cho trẻ con Trung Quốc. Chiếc mũ này có con mắt tóe lửa, cái tai lúc lắc và ký tự chữ Vương 王. Mũ đầu hổ thật là dấu vết truyền thống của kỷ nguyên thờ cọp. Một cách sớm hơn, ở xã hội nguyên thủy cổ xưa, giai đoạn chế độ mẫu hệ, con người thờ thú vật vì khả năng đặc biệt của nó và mối quan hệ của nó với các loài vật khác, là nguyên nhân việc thờ vật tổ đã tồn tại[5]. Mũ mang đậm nét sáng tạo, sự khéo tay của người phụ nữ nông thôn Trung Hoa. Giống như tên gọi, mũ đầu hổ rất giống đầu con hổ thật. Nó được làm dành riêng cho trẻ em. Và trong mắt của người hiện đại, mũ đầu hổ đẹp đẽ được đánh giá như là một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm. Mũ với ý nghĩa cầu xin phúc lành và dùng cọp để đánh lạc hướng, ngăn trở sự chú ý của nó đến khí lực và sự đáng yêu của con trẻ. Mũ đầu hổ thường được làm bằng vải flanen đỏ và sự kết hợp với mảnh vải vàng, trắng, đen ở mắt và mũi. Con mắt và mũi cọp được thêu bằng chỉ màu. Ở phần giữa phía trên là chữ Vương 王, được thêu bằng chỉ đen trên vải trắng.

Mũ được phân chia thành nhiều loại theo hình dạng: mũ hổ đơn, mũ hổ đôi và mũ sư tử-hổ.Ngày nay, mũ đầu cọp rất khó tìm thấy ở thành phố hiện đại. Nó là di vật giúp chúng ta hình dung phần nào về hoạt động thủ công của người phụ nữ ngày trước và giờ đây chỉ còn là ký ức tuổi thơ của lớp người lớn tuổi. Ngày nay, mũ đầu cọp rất khó tìm thấy ở thành phố hiện đại. Mũ đầu hổ được dùng hằng ngày trước 1980, nhưng nay nó bị loại bỏ và chỉ còn tồn tại như là di vật của nền văn hóa dân gian, nó là di vật giúp hình dung phần nào về hoạt động thủ công của người phụ nữ ngày trước [5].